Bơ Úc Peerless 25kg

Bơ Úc Peerless 25kg

ĐÓNG GÓI: THÙNG GIẤY 25KG
  • 0
  • Liên hệ
  • Thông tin sản phẩm
  • Bình luận

Bơ Úc Peerless được dùng trong làm bánh, làm kem để tăng độ thơm ngon, béo ngậy đặc biệt dùng để làm bánh quy, bánh muffin…

Bơ là một nguyên liệu hết sức quen thuộc trong việc làm bánh. Tuy nhiên, nếu bạn là người mới học thì chắc hẳn sẽ bị hoa mắt nếu vào siêu thị chọn bơ, vì bản thân bơ cũng có vô số loại, có đặc điểm và công dụng hoàn toàn khác nhau. Nhằm giúp các bạn giải quyết băn khoăn này, Shop xin cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để phân biệt các loại bơ trong làm bánh.

  1. Bơ nhạt và bơ mặn

Dựa theo hương vị, có thể chia bơ thành bơ nhạt (còn gọi là bơ lạt) và bơ mặn.

a) Bơ nhạt (unsalted butter)

Đặc điểm: không chứa muối, có vị ngọt và hương thơm nhẹ

Công dụng: hường được sử dụng để làm bánh như bánh cake, su kem, bánh quy bơ… hay phết lên bánh mì

Các loại phổ biến: bơ nhạt anchor, Bơ nhạt Úc Pilot, bơ President, bơ westland Newzeland,Bơ Úc Peerless hay Bơ TH TrueButter của TH truemil

b)Bơ mặn (salted butter)

Đặc điểm: có chứa muối, lượng muối khác nhau tùy nhà sản xuất, vị mặn.

Công dụng: dùng như một loại gia vị trong nấu ăn, có thể cho vào súp hoặc các món xào. Bơ mặn không được dùng trong làm bánh ngọt vì không kiểm soát được độ mặn của bơ, dẫn đến việc ảnh hưởng đến vị của bánh.

Các loại phổ biến: bơ mặn President, bơ mặn Anchor, bơ Sun flowers

  1. Bơ động vật và bơ thực vật

Dựa theo thành phần thì bơ lại được chia làm bơ động vật và bơ thực vật.

a) Bơ động vật

Đặc điểm: có nguồn gốc tự nhiên,được tách từ sữa động vật (chủ yếu là sữa bò)

Hàm lượng chất béo: cao, khoảng 80%

Công dụng: sử dụng trong làm bánh nhiều vì tốt hơn và thơm hơn bơ thực vật.

Các loại phổ biến: bơ Anchor, bơ President, Sunflower

b) Bơ thực vật (margarine)

Đặc điểm: được sản xuất trong phòng thí nghiệm, được chiết xuất từ các loại hạt có chứa dầu như bắp, ngũ cốc, đậu.

Hàm lượng chất béo: thấp, khoảng 20%

Công dụng: dùng trong nấu ăn, chiên rán, phết bánh là chủ yếu. Không dùng nhiều trong làm bánh vì trong quá trình chuyển hóa, một phần chất béo có lợi đã bị chuyển hóa thành chất béo bão hòa nên cũng gây ra một số nguy hại cho sức khỏe.

Các loại phổ biến: bơ Vivo dạng lát, bơ Tường An, bơ Meizan.

c) Shortening

Ngoài các loại bơ kể trên, trong làm bánh ta còn dùng một loại nữa là shortening.

Đặc điểm: là chất béo 100%, thường được pha trộn và làm từ mỡ heo & dầu thực vật, màu trắng đục và hầu như không có nước nên không bị chảy ở nhiệt độ phòng giống như các loại bơ khác

Công dụng: giúp các loại bánh mềm dẻo hơn (dùng trong công thức bánh dẻo tuyết), hoặc làm đứng và vững cấu trúc bánh (dùng trong làm vỏ tart, bột ngàn lớp hay shortbread…). Ngoài ra, shortening cũng có thể dùng để chiên xào, nấu nướng thay cho dầu ăn, bơ.

3. Cách bảo quản bơ

Nguyên tắc của việc bảo quản thực phẩm đó là hạn chế sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn gây nấm mốc. Vì vậy, việc đầu tiên chúng ta cần làm là cho thực phẩm vào môi trường hạn chế sự sinh sôi nảy nở của chúng.

Để bảo quản bơ, bạn bọc kín và cho vào tủ lạnh. Lưu ý là dụng cụ cắt bơ nên sạch sẽ và không dính vào các loại thực phẩm khác. Thời gian bảo quản là 5-6 tháng trong tủ lạnh đối với bơ mặn và thời gian khoảng 3 tháng đối với bơ nhạt.

Riêng với shortening, nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát do để tủ lạnh shortening sẽ bị cứng lại. Thời gian bảo quản shortening tương đối dài, khoảng 2 năm từ ngày sản xuất, 6 tháng sau khi mở bao bì.

Sản phẩm cùng loại